Hoa hồng leo là loại cây thân thảo sống lâu năm, đây là một
loài hoa đẹp được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp lung linh quyến rũ của
nó, hoa được trồng ở các nước có khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới. Những
khóm hồng leo xinh tươi giúp tô điểm thêm nét thơ mộng cho ngôi nhà của bạn và
tạo thêm không khí trong lành dễ chịu bởi hương hoa phảng phất trong không
gian.
Ở Việt Nam, hoa hồng leo chủ yếu được trồng ở vùng có khí hậu mát mẻ như
Đà Lạt, Sa Pa. Đặc điểm của loài cây này là khá kén khí hậu nên nếu bạn trồng ở
những khu vực nóng quá cây sẽ không thể phát triển và ra hoa được.Tuy nhiên thời
gian gần đây đã xuất hiện giống hoa hồng leo ngoại nhập giúp cây có thể thích
nghi và phát triển tốt hơn không quá phụ thuộc vào điều kiện khí hậu.
Giống hồng leo ngoại nhập dễ trồng và chăm sóc hơn hoa hồng
trong nước, màu sắc cũng khá đa dạng như hồng cánh sen, hồng phấn nhạt, đỏ, trắng,
tím, cam…Khả năng thích nghi khí hậu tốt nên với những giống hồng leo ngoại nhập này, bạn hoàn toàn có thể trồng ở Sài Gòn và những tỉnh khác nhé. Trong kì này, chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp cách trồng hoa hồng leo bằng hạt.
Ngâm, ủ hạt giống:
Hạt hoa hồng chúng ta mua về là hạt khô
nên cần ngâm nước ấm khoảng 24h để hạt đủ ẩm vỏ mềm hơn giúp mầm phát triển dễ
dàng. Lưu ý lúc ngâm thấy những hạt nổi trên mặt nước chúng ta hớt những hạt đó
ra bỏ, đó là những hạt lép, tỷ lệ nảy mầm rất thấp. Sau khi hạt đã ủ được 24h,
chúng ta mang hạt cho vào khăn ẩm gói lại ủ 1 đến 2 ngày nữa, nhớ luôn giữ ẩm
cho khăn.
Chuẩn bị đất gieo trồng:
Để có nguồn dinh dưỡng tốt cho cây bạn có thể
kết hợp
đất phù sa, trấu hun, phân gà, phần trùn…lót lớp than đập vụn bên dưới
chậu. Nếu không có điều kiện bạn có thể
mua đất sạch tại các cửa hàng cây cảnh miễn sao đất có thể thoát nước tốt.
Để tránh cây bị nấm, phòng thối hạt chúng ta có thể phun ít thuốc trừ nấm lên đất.
Gieo hạt giống:
Tiến hành gieo hạt giống ở độ sâu khoảng 5
mm, sau đó phủ lên lớp đất để giữ ẩm cho đất. Sau đó đặt chậu ở nơi thoáng mát,
có mái che, không bị ánh nắng chiếu trực tiếp. Nhớ thường xuyên kiểm tra đất và
giữ độ ẩm cho đất. Thời gian nảy mầm của hoa hồng leo khoảng 1 tuần đến 1 tháng
nên nếu đợi lâu quá không thấy nảy mầm bạn cũng đừng quá lo lắng.
Cách chăm sóc hoa hồng leo:
- Chuyển cây: Khi cây đã lớn, bạn nên chuyển cây ra chỗ có diện tích rộng
hơn để trồng, đào hố sâu cho phân chuồng xuống rồi trồng cây vào. Nên đặt cây ở
nơi có ánh sáng chiếu mỗi ngày từ 6h, thoáng gió để cây có thể phát triển tốt.
- Tưới nước: Tưới nước hàng ngày cho cây vào buổi sáng, tránh tưới cây
vào buổi tối hay tưới vào lá vì cây dễ bị úng và sâu bệnh hơn. Vào mùa mưa phải
chú ý đến vấn đề thoát nước cho cây tránh bị ngập úng.
- Làm giàn leo cho cây: Khi phát triển hoa hồng leo sẽ tỏa ra nhiều nhánh cây um
tùm, cần làm giàn cho cây leo lên giàn,
bạn có thể làm giàn bằng tre hoặc sắt để giúp cây chống đỡ khỏi gió và vươn rộng.
Nếu bạn trồng cây ngay hàng rào thì cứ cho cây vựa vào rào mà leo lên, không cần
phải làm giàn. Tùy theo sở thích của bạn, bạn có thể làm rất nhiều kiểu giàn
cho hồng leo, giúp ngôi nhà của bạn trông lung linh và thơ mộng thêm.
- Bón phân: Để cây ra nhiều hoa và leo xa hơn, hãy bón phân cho cây đều
mỗi tháng, nhưng không nên bón quá nhiều (giới hạn 1,2 lần 1 tháng).
- Tỉa cành: Khi cành phát triển nhiều, bạn nên tỉa bớt những cành kém
phát triển, những cành ở vị trí không mong muốn, điều này giúp cây sẽ tập trung
dinh dưỡng để phát triển những cành còn lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét