Những năm gần đây, hóa chất ô nhiễm trong nguồn thực phẩm hàng ngày đã khiến các bà nội trợ chú trọng hơn đến vấn đề chất lượng nguồn thực phẩm, việc trồng rau củ quả để phục vụ bửa ăn cho gia đình đã không còn xa lạ nữa nhất là ở các thành phố lớn. Mặc dù điều kiện thành phố không có đất đai rộng rải như các vùng quê nhưng chỉ với một khoảng trống vừa trên sân thượng, chúng ta sẽ có thể trồng được cả vườn rau xanh để cung cấp những bửa ăn chất lượng cho gia đình mình. Trong kì này, chúng ta sẽ thử nghiên cứu cách kỹ thuật trồng rau mầm tại nhà.
Rau mầm là rau được trồng trong thời gian ngắn chỉ từ 5 đến 7 ngày sau khi gieo trồng. Rau mầm chứa nhiều vitamin, các axit amin, chất đạm, enzim…do các chất này cần thiết để cây mới nảy mầm có thể phát triển. Vì vậy rau mầm có rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng với sức khỏe con người.
CHUẨN BỊ
1. Hạt Giống trồng rau mầm
Bạn có thể trồng rau mầm bằng nhiều loại hạt giống rau như: cải xanh, cải ngọt, củ cải trắng, đậu xanh, đậu phộng…
2. Khay trồng rau mầm
Bạn có thể tận dụng những vật dụng có sẳn ở nhà để trồng rau mầm như khay xốp, khay nhựa…Trong đó khay xốp được sử dụng khá nhiều vì dễ tìm tuy nhiên loại khay này dễ vỡ và bong xốp ra nên một thời gian sau phải thay khay mới. Nếu có điều kiện, bạn nên mua những loại khay nhựa chuyên dùng trồng rau mầm. Khay trồng rau mầm phải có lỗ thoát nước, tránh cây bị ngập úng.
3. Làm kệ trồng cây:
Nếu trồng với số lượng nhiều thì nên làm kệ để tiết kiệm không gian, tùy theo kích thước khay mà đóng kệ cho phù hợp. Có thể dùng gỗ hoặc kệ sắt, bạn có thể sử dụng loại sắt có lỗ được bán khá phổ biến để dễ lắp ráp và sử dụng. Nên thiết kế khoảng 4 tầng, tầng đầu tiên nên cách mặt đất khoảng 25 đến 30 cm để hạn chết chuột, con vật này kia vào khay.
4. Đất trồng (giá thể)
Giá thể trồng rau mầm rất đa dạng, ngoài đất trồng bạn có thể sử dụng đất sạch hữu cơ được sản xuất từ xơ dừa, tro chấu (vỏ lúa được đốt thành tro)…
5. Khăn giấy:
Dùng để lót trên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt giúp khi thu hoạch rau mầm và giá thể không bị dính vào nhau.
6. Bìa giấy Carton:
Để tránh ánh sáng cho hạt nảy mầm cần dùng bìa giấy Carton đậy kín trong 1 đến 2 ngày.
TIẾN HÀNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RAU MẦM
Bước 1 :
Ngâm - ủ hạt giống: Cần ngâm trong nước lạnh từ 6 đến 8 giờ, sau đỏ ủ trong khăn ẩm 10 đến 12h. Tùy vào loại hạt, nếu thấy hạt nảy mầm chậm có thể ủ hạt với thời gian nhiều hơn. Việc ngâm ủ hạt giống giúp chúng ta có thể loại bỏ những hạt lép, tỷ lệ nảy mầm tốt hơn cũng như rút ngắn thời gian sinh trưởng cho cây.
Bước 2 :
Cho giá thể vào khay một lớp dày khoảng 3 đến 4cm, xới đều giá thể, dùng tay vò nát những cục lợn cợn để cho giá thể tơi xốp hơn, san bằng bề mặt. Lót lên bề mặt một lớp khăn giấy để rau không bị dính giá thể khi thu hoạch. Sau đó tưới nước cho ướt đẩm giá thể.
Bước 3 :
Sau khi hạt giống đã được ủ, chúng ta tiến hành gieo hạt vào khay đã chuẩn bị sẳn, phun sương nhẹ và đậy kín khay bằng giấy carton để giúp cây nảy mầm nhanh hơn. Khoảng 12 đến 18h sau chúng ta có thể lấy giấy đậy ra và tưới phun sương cho cây, nên tưới vào sáng sớm. Đặt khay ở nơi có ánh sáng, thoáng nhưng không quá gắt, có thể đặt ở ban công hoặc nêú nơi nắng gắt trực tiếp nên thiết kế lưới che nắng bên trên để cây phát triển tốt nhất.
Bước 4 :
Sau 5 đến 7 ngày trồng, lúc này rau mầm đã cao 8 đến 12cm, chúng ta có thể bắt đầu thu hoạch sản phẩm bằng cách dùng kéo hoặc dao cắt sát bề mặt giá thể. Sau đó cho vào hộp. Có thể bảo quản trong tủ lạnh nhưng để ăn ngon nhất và chất dinh dưỡng nhiều nên dùng ngay sau khi thu hoạch.
Tổng hợp
Thích trồng quá mà nhà không có sân thượng, ban công đã lắp đầy hết rồi
Trả lờiXóaRau mầm ăn cực ngon, dinh dưỡng lại nhiều nữa, bây giờ hóa chất nhiều quá, có điều kiện trồng rau ở nhà ăn là tốt nhất.
Trả lờiXóa